Đăng nhập
- Nâng Cao Sức Khỏe Việt
- Hotline : 0912 351 178
- Đặt Hàng Online : 024.62660757 - 0912351178
Fanpage Facebook
Tình hình xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2016
Tình hình xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2016.
Năm 2016 là năm ngành ong Việt nam gặp khó khăn lớn trong xuất khẩu do giá mật ong trên thế giới giảm xuống 30% so với năm 2015, lượng mật ong còn tồn lại do màu xẫm từ năm 2015 làm ảnh hưởng lớn đến các công ty xuất khẩu cũng như người nuôi ong ngoại. Mật ong Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đến hết tháng 12 là 38.516 tấn với giá trị 64,8 triệu US$ giá xuất khẩu là 1,68 USD/kg giảm 38% so với giá năm 2015 là 2,71 USD/kg.
Chuẩn bị xuất khẩu mật ong
Theo báo cáo thị trường mật ong của Hội đồng quốc gia Mỹ ngày 27/02/2017: năm 2016 lượng mật ong nhập khẩu vào Mỹ là 167.846.089 kg với giá trị 417.310.825 đô la. Các nước xuất khẩu mật ong chủ yếu vào Mỹ là Việt Nam, Argentina, Ấn Độ, Brasin, Canada và Ukrane.
Bảng 1: Tình hình nhập khẩu mật ong vào Mỹ năm 2016
TT |
Nước |
Khối lượng mật (kg) |
Giá trị (US$) |
Giá bq/kg (US$) |
1 |
Việt Nam |
38.516.529 |
64.879.364 |
1,68 |
2 |
Argentina |
34.708.393 |
71.977.237 |
2,07 |
3 |
Ấn Độ |
29.468.651 |
59.782.224 |
2,03 |
4 |
Brasin |
19.062.288 |
70.226.757 |
3,68 |
5 |
Canada |
13.889.484 |
38.617.228 |
2,78 |
6 |
Ukaraine |
11.086.077 |
22.728.871 |
2,05 |
7 |
Thái Lan |
4.301.726 |
9.651.210 |
2,24 |
8 |
Mexico |
4.068.954 |
15.343.597 |
3,77 |
9 |
Các nước khác |
12.743.987 |
64.104.340 |
5,03 |
|
Tổng số |
167.846.089 |
417.310.825 |
2,48 |
Qua bảng trên có thể thấy:
- Về khối lượng mật ong nhập khẩu vào Mỹ, Việt Nam đứng thứ nhất là 38.516.529 kg, đứng thứ 2 là Ảrgentina 34.708.393 kg, thứ ba là Ấn Độ 29.468.651 kg, tiếp theo là các nước Brasin, Canada, Ukraina, Thái lan và Mexico.
- Về giá trị đứng đầu là Argentina đạt giá trị 71.977.237 đô la, thứ nhì là Brasin rồi đến Việt Nam, Ấn Độ, Mexico, Canada, Ukraine và Thái Lan.
- Về giá mật ong bình quân/kg năm 2016 nhập khẩu vào Mỹ là 2,48 USD giảm 26,2% so với giá năm 2015 (3,36USD), trong đó giá cao nhất là Mexico đạt 3,77, tiếp theo đến Brasin đạt 3,68, Canada giá 2,78, Thái Lan 2,24, Argentina 2,07, Ukraine 2,05, Ấn Độ 2,03 và thấp nhất là Việt Nam 1,68 đô la/kg.
So với năm 2015, Việt nam xuất khẩu vào Mỹ 37.000 tấn và đạt giá trị trên 101 triệu US$ thì năm 2016 lượng xuất khẩu đã vượt 1.500 tấn nhưng doanh thu giảm đi 36 triệu đô. Lý do là giá xuất khẩu bình quân của Việt Nam là 1,68 US$/kg mật là giá quá thấp nhất so với các nước khác và so với giá bình quân xuất khẩu vào Mỹ là 2,48 US$. Vì thế dù Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ trên 38,5 nghìn tấn nhưng về giá trị chỉ đạt gần 65 triệu đô la không bằng Brasin xuất 19 nghìn tấn (giá trị trên 70 triệu đô la). Ngoài lượng mật ong xuất khẩu vào Mỹ Việt Nam còn xuất khẩu sang 13 nước khác thuộc EU, Trung Đông, một số nước châu Á và cả Australia tổng lương mật xuất trên 40.000 tấn kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 70 triệu đô.
Ngoài việc giá bị giảm, trong năm 2016 các nhà xuất khẩu yêu cầu kiểm tra nhiều chỉ tiêu hơn để xuất khẩu mật ong sang Mỹ hay châu Âu phải mất 4-5 lần kiểm tra chất lượng: Kiểm tra tại phòng thí nghiệm của doanh nghiệp, phòng thí nghiệm trong nước, kiểm tra lô hàng trước khi xuất khẩu, khách hàng kiểm tra, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) kiểm tra, người mua lại của nhà nhập khẩu lại kiểm tra vì thế lợi nhuận của các công ty cũng bị giảm nhiều. Ngoài ra do việc mật ong bị xuống màu nhanh cũng như chất lượng một số lô không bảo đảm hàm lượng đường sucrose cao nên họ không mua, nên chỉ khi nhà nhập khẩu trả tiền thì các công ty mới trả tiền cho người nuôi ong. Thực tế nhiều trường hợp người nuôi ong phải gửi mật tại các công ty xuất khẩu, khi công ty xuất khẩu nhận được tiền mới thanh toán cho người nuôi ong. Còn nếu không xuất được thì không thu được tiền, mà mật để càng lâu trong kho thì màu càng sẫm càng khó xuất khẩu.
Tại sao giá mật ong Việt nam lại thấp so với nước khác theo ông Ron Phipps Chủ tịch CPNA Mỹ là một trong những nhà nhập khẩu mật ong Việt Nam lâu năm cho rằng người nuôi ong Việt nam chỉ chú trọng về số lượng chưa chú trọng tới chất lượng mật. Mặt khác do mật ong Việt Nam thu từ lá như cao su, keo tai tượng chiếm tỷ trọng khá lớn mà các loại mật này bị sẫm màu rất nhanh sau vài tháng thu hoạch làm giá bị giảm trong khi đó trên thị trường thế giới các nhà nhập khẩu thích mua mật ong màu sáng và trả tiền cao hơn cho loại mật này.
Thực tế chất lượng mật ong Việt nam giảm thấp còn do việc tranh mua, tranh bán của các công ty xuất khẩu nhất là một số công ty mới hoặc ngoài ngành họ không xây dựng chuỗi giá trị, không đầu tư cho người nuôi ong, khi cần có đơn hàng họ trả giá cao hơn để mua được nhiều xuất có lãi. Khi nào xuất khẩu mật gặp khó họ lại chuyển sang mặt hàng khác. Một số người nuôi ong cũng chạy theo số lượng và lợi nhuận trước mắt, khi có nhiều nhà xuất khẩu thu mua mà thiếu kiểm tra họ sẵn sàng cho ăn thêm đường nên làm mật ong bị kém chất lượng. Để ngành ong phát triển bền vững cần bỏ kiểu làm ăn chộp giật, chỉ nhìn thấy lợi nhuận trước mắt mà làm ẩu ảnh hưởng đến uy tín mật ong của toàn ngành xây dựng từ rất nhiều năm.
TS. Phùng Hữu Chính
Bình luận
Tin tức mới Xem tất cả

TUYÊN BỐ CỦA APIMONDIA VỀ GIAN LẬN MẬT ONG

Tình hình xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2017

Hiểu đúng về mật ong nhiễm thuốc trừ sâu

Mật ong đá – mật ong giả tinh vi

Mật ong hoa thuốc phiện trò lừa bịp, mạo danh

Mật ong nhiều ga có tốt hay không ?

Cách nhận biết mật ong bạc hà nguyên chất

Mùa ong trên miền cao nguyên đá

Mùa mật ong Bạc hà trên Cao nguyên đá

Nhớ mật ong bạc hà Mèo Vạc

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý "MÈO VẠC" cho sản phẩm mật ong bạc hà

Mật ong kết tinh có phải là mật ong thu từ nuôi ong cho ăn đường hoặc mật ong giả hay không?

Những Chia sẻ hữu ích về mật ong của TS Phùng Hữu Chính
