• Nâng Cao Sức Khỏe Việt
  • Hotline : 0912 351 178
  • Đặt Hàng Online : 024.62660757 - 0912351178

Fanpage Facebook

Tình hình xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2017

    30/03/2018

Tình hình xuất khẩu mật ong của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2017

Năm 2017 là năm thứ 2 liên tiếp ngành ong Việt nam gặp khó khăn lớn trong xuất khẩu do giá mật ong trên thế giới giảm mạnh, nguồn cung dồi dào so với những năm trước. Lượng mật ong keo có màu xẫm tồn lại từ năm 2016 làm ảnh hưởng lớn đến các công ty xuất khẩu cũng như người nuôi ong ngoại. Mật ong Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đến hết tháng 12 là 36.287 tấn với giá trị 59,8 triệu US$ giá  xuất khẩu bình quân là 1,6 USD/kg giảm 2.229 tấn và giảm 5 triệu USD so với  năm 2016.

 

 

 

 

Theo báo cáo thị trường mật ong của Hội đồng quốc gia Mỹ ngày 26/02/2018: năm 2017 lượng mật ong nhập khẩu vào Mỹ là 203.534.007 kg với giá trị 550.163.998 đô la (tăng 35.687.918kg mật và giá trị nhập khâu tăng 132,8 triệu USD. Các nước xuất khẩu mật ong chủ yếu vào Mỹ là Ấn Độ,, Việt Nam, Argentina, Brasin, Canada, Ukrane và Thái Lan.

 

Bảng 1: Tình hình nhập khẩu mật ong vào Mỹ năm 2017

 TT

Nước

Khối lượng mật

(kg)

Giá trị (US$)

Giá bq/kg (US$)

1

Ấn Độ

45.255.102

87.849.520

1,94

2

Việt Nam

36.287.751

59.797.260

1.64

3

Argentina

35.377.873

86.432.383

2,44

4

Brasin

24.030.620

109.359.390

4,55

5

Ukaraine

19.362.451

37.455.113

1,93

6

Canada

15.840.278

46.598.053

2,94

7

Thái Lan

4.509.793

8.334.336

1,85

8

Các nước khác

22.870.139

114.337.443

4,99

 

Tổng số

203.534.007

550.163.498

2,7

 

 

 

 

 

Qua bảng trên có thể thấy:

- Về khối lượng mật ong nhập khẩu vào Mỹ, năm nay Ấn Độ đứng thứ nhất đạt 45.255.102 kg, Việt Nam đứng thứ hai là 36.287.751kg, đứng thứ 3 là Argentina 35.377.873kg, thứ tư là Brasin 24.030.620 kg, tiếp theo là các nước Ukraina, Canada và Thái lan.

- Về giá trị đứng đầu là Brasin đạt giá trị 109,3 triệu USD, thứ nhì là Án Độ 87,8 triệu USD, thứ ba là Argentina 86,4 triệu USD, rồi đến Việt Nam, Canada, Ukraine và Thái Lan.

- Về giá mật ong bình quân/kg năm 2017 nhập khẩu vào Mỹ là 2,7 USD tăng so với giá năm 2016 (2,48 USD), trong đó giá cao nhất là các nước khác 4,99 USD (trong đó có mật manuka của Niu Dilân), tiếp theo đến  Brasin đạt 4,55, Canada giá 2,94, Argentina 2,44, Ấn Độ 1,94. Ukraine 1,93, Thái Lan 1,85 và thấp nhất là Việt Nam 1,64 đô la/kg.

So với năm 2016, Việt nam xuất khẩu vào Mỹ 38.516.529 kg và đạt giá trị trên 64.879.364 US$ thì năm 2017 lượng xuất khẩu giảm 2.228,7 tấn nhưng doanh thu giảm đi chỉ còn 59,79 triệu USD. Năm nay giá xuất khẩu bình quân của Việt Nam là 1,64 US$/kg mật vẫn là giá thấp nhất so với các nước khác và so với giá bình quân xuất khẩu vào Mỹ là 2,7 US$ (giá năm 2016 là 2,48 USD/kg). Vì thế Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đứng thứ 2 về lượng nhưng về giá trị chỉ đạt 59,7  triệu đô la đứng thứ tư so với các nước.

Qua bảng chúng ta thấy Brasin xuất khẩu vào Mỹ 24.030, 6 tấn mật nhưng giá trị lại đứng thứ nhất đạt 109,3 triệu USD với giá bình quân là 4,55 USD/kg. Lý do là trên 90% mật ong của Brasin là mật ong hữu cơ nên có giá rất cao.

Về Ấn Độ là nước mới xuất khẩu vào Mỹ được vài năm và những năm trước họ đứng vị trí thứ 2, 3 về lượng sau Việt Nam, năm nay họ xuất được 45.255 tấn với giá cao hơn Việt Nam là 1,94 USD/kg.  

  Ngoài lượng mật ong xuất khẩu vào Mỹ Việt Nam còn xuất khẩu sang 13 nước khác thuộc EU, Trung Đông, một số nước châu Á và cả Australia với số lượng khoảng 3.000 tấn. Rõ ràng là giá mật ong vào Mỹ của các nước đều tăng nhưng riêng Việt Nam lại không tăng mà còn giảm một chút từ 1,68 xuống 1,64  USD/kg.  Giá mật ong của Việt Nam thấp là do các nguyên nhân sau:

  1. Việt Nam nuôi ong trong thùng 1 tầng nên thu mật chưa thật chin hoặc bị lẫn với mật mới lấy về làm độ thủy phần của mật ong cao, các công ty xuất khẩu phải hạ thủy phần nên có ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu chất lượng.
  2. Việc cho ăn bột đậu nành khi thu hoạch mật cao su, keo tai tượng bằng đắt trực tiếp lên xà cầu, bột đậu rơi vãi vào mật làm tỷ lệ đạm trong mật ong (từ bột đậu) tăng rất cao. Chưa kể EU rất quan ngại sản phẩm biến đổi gen GMO vì phần lớn người sản xuất bột đậu nành mua nguyên liệu là đậu nành biến đổi gen.
  3. Khi mật có giá cao đầu vụ xuất hiện hiện tượng tranh mua, tranh bán nên một vài người nuôi ong cho ăn đường làm tỷ đường saccazo hoặc đường C4 trong mật cao.
  4. Khoảng 40-50% sản lượng mật của Việt Nam thu từ keo tại tương mà mật này sẫm màu rất nhanh sau vài tháng bảo quản nên khách hàng không thích mua loại mật này và trả giá thấp.

 Để phát triển ngành ong bền vững, tăng được giá xuất khẩu thì việc quan trọng là người nuôi ong và các công ty cần liên kết xây dựng chuỗi giá trị để nâng cao và kiểm soát được chất lượng mật.

 TS. Phùng Hữu Chính

Bình luận